Chữ được sử dụng rộng rãi Chữ viết H'Mông

Chữ Pollard

Chữ Pollard được Sam Pollard đưa ra năm 1922 để viết tiếng A-Hmao (Miêu Hoa Lớn), một ngôn ngữ Hmông ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, để dùng trong truyền đạo.[4][5]

Việc sử dụng nó đang giảm, mặc dù nó được người Hmông của cộng đồng Kitô hữu và các trưởng lão tôn trọng. Mức độ hiện tại của việc sử dụng nó chưa được biết.

Chữ Pollard hiện có mã unicode là U+16F00..U+16F9F [6].

Bảng Unicode chữ Miêu Pollard
Official Unicode Consortium code chart Version 12.0.
 0123456789ABCDEF
U+16F0x𖼀𖼁𖼂𖼃𖼄𖼅𖼆𖼇𖼈𖼉𖼊𖼋𖼌𖼍𖼎𖼏
U+16F1x𖼐𖼑𖼒𖼓𖼔𖼕𖼖𖼗𖼘𖼙𖼚𖼛𖼜𖼝𖼞𖼟
U+16F2x𖼠𖼡𖼢𖼣𖼤𖼥𖼦𖼧𖼨𖼩𖼪𖼫𖼬𖼭𖼮𖼯
U+16F3x𖼰𖼱𖼲𖼳𖼴𖼵𖼶𖼷𖼸𖼹𖼺𖼻𖼼𖼽𖼾𖼿
U+16F4x𖽀𖽁𖽂𖽃𖽄𖽅𖽆𖽇𖽈𖽉𖽊 𖽏
U+16F5x𖽐 𖽑 𖽒 𖽓 𖽔 𖽕 𖽖 𖽗 𖽘 𖽙 𖽚 𖽛 𖽜 𖽝 𖽞 𖽟
U+16F6x 𖽠 𖽡 𖽢 𖽣 𖽤 𖽥 𖽦 𖽧 𖽨 𖽩 𖽪 𖽫 𖽬 𖽭 𖽮 𖽯
U+16F7x 𖽰 𖽱 𖽲 𖽳 𖽴 𖽵 𖽶 𖽷 𖽸 𖽹 𖽺 𖽻 𖽼 𖽽 𖽾 𖽿
U+16F8x 𖾀 𖾁 𖾂 𖾃 𖾄 𖾅 𖾆 𖾇  𖾏 
U+16F9x  𖾐   𖾑   𖾒 𖾓𖾔𖾕𖾖𖾗𖾘𖾙𖾚𖾛𖾜𖾝𖾞𖾟

Chữ Hmông Latin hóa (RPA)

Bài chi tiết: Chữ Hmông Latin hóa

Chữ Hmông Latin hóa (Ntawv Thoob Teb) là bộ chữ Hmông theo ký tự Latin được lập ra trong nỗ lực tìm phương cách ghi lại tiếng H'Mông theo ký tự Latin. Các văn liệu tiếng Anh gọi là Romanized Popular Alphabet, viết tắt RPA.

Chữ Hmông Latin hóa được nhà truyền giáo Tin Lành G. Linwood Barney (1923-2003) ở Xiengkhuang Lào bắt đầu lập ra vào năm 1951 dựa trên thổ ngữ Hmông Lềnh (Mong Leng), với tham gia của các cố vấn người H'Mông là Yang Geu và Xiong Tua [7]. Sau đó có sự thống nhất phương pháp chuyển tự với nhóm của nhà truyền giáo William A. Smalley (1923 – 1997) và nhóm của nhà truyền giáo Công giáo La Mã Yves Bertrais cùng với Yang Chong Yeng và Thao Chue Her, đều ở Luang Prabang [8].

Năm 1953 phiên bản "chữ Hmông Latin hóa" thống nhất ra đời, và đã trở thành hệ thống phổ biến nhất để viết tiếng H'Mông ở phương Tây [8]. Nó cũng được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc cùng với các hệ thống văn bản khác.

Chữ Pahawh Hmông

Bài chi tiết: Chữ Pahawh Hmông

Chữ Pahawh Hmông (RPA: Phajhauj Hmoob, IPA: pʰâ hâu m̥ɔ́ŋ, còn được gọi là Ntawv Pahawh, Ntawv Keeb) là bộ chữ bán âm tiết bản địa, được Yang Shong Lue, một lãnh tụ tinh thần ở vùng Nong Het tự xưng là "Chao Fa", phát minh vào năm 1959, dành cho viết hai thổ ngữ Hmông là Hmông Trắng (Hmong Daw) và Hmông Xanh (Hmong Njua hay H'mong Leng) [9]. Chữ Pahawh Hmông hiện có mã unicodeU+16B00–U+16B8F [10][11].

Bảng Unicode chữ Pahawh Hmông
Official Unicode Consortium code chart Version 12.0
 0123456789ABCDEF
U+16B0x𖬀𖬁𖬂𖬃𖬄𖬅𖬆𖬇𖬈𖬉𖬊𖬋𖬌𖬍𖬎𖬏
U+16B1x𖬐𖬑𖬒𖬓𖬔𖬕𖬖𖬗𖬘𖬙𖬚𖬛𖬜𖬝𖬞𖬟
U+16B2x𖬠𖬡𖬢𖬣𖬤𖬥𖬦𖬧𖬨𖬩𖬪𖬫𖬬𖬭𖬮𖬯
U+16B3x𖬰𖬱𖬲𖬳𖬴𖬵𖬶𖬷𖬸𖬹𖬺𖬻𖬼𖬽𖬾𖬿
U+16B4x𖭀𖭁𖭂𖭃𖭄𖭅
U+16B5x𖭐𖭑𖭒𖭓𖭔𖭕𖭖𖭗𖭘𖭙𖭛𖭜𖭝𖭞𖭟
U+16B6x𖭠𖭡𖭣𖭤𖭥𖭦𖭧𖭨𖭩𖭪𖭫𖭬𖭭𖭮𖭯
U+16B7x𖭰𖭱𖭲𖭳𖭴𖭵𖭶𖭷𖭽𖭾𖭿
U+16B8x𖮀𖮁𖮂𖮃𖮄𖮅𖮆𖮇𖮈𖮉𖮊𖮋𖮌𖮍𖮎𖮏

Chữ Nyiakeng Puachue Hmông

Chữ Nyiakeng Puachue Hmông được sử dụng vào những năm 1980 bởi Giáo hội Tin Lành Tự do Hoa Kỳ [12], một nhà thờ do Chư Tăng Chervang Kong Vang thành lập, di chuyển khắp California, Minnesota, Wisconsin, Bắc Carolina, Colorado và nhiều tiểu bang khác.

Ban đầu, chữ không được chấp nhận rộng rãi bên ngoài các thành viên của nhà thờ. Bộ chữ dường như rất giống với bảng chữ cái tiếng Lào về cấu trúc, còn dạng chữ thì lấy cảm hứng từ bảng chữ cái tiếng Do Thái tuy không hoàn toàn trùng khớp [13][14].

Bảng Unicode cho bộ chữ này sử dụng tên 'Nyiakeng Puachue Hmong script' [15].

Bộ chữ này đã được sử dụng bởi các thành viên của Hội thánh Tin Lành Tự do Kitô giáo ở Mỹ trong hơn 25 năm, trong đó có các tài liệu in và video. Nó được báo cáo là có được sử dụng ở Lào, Thái Lan, Việt Nam, Pháp và Australia [16].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chữ viết H'Mông http://hmonglessons.com/the-hmong/hmong-language/r... http://www.hmongsandnativeamericans.com/hmong-hist... http://www.omniglot.com/writing/pahawhhmong.htm http://www.omniglot.com/writing/pollardmiao.htm http://skyknowledge.com/mong-ntaub3.htm http://www.skyknowledge.com/mong-ntaub3.htm http://www.uclemainoffice.com http://std.dkuug.dk/jtc1/sc2/wg2/docs/n3789.pdf http://std.dkuug.dk/jtc1/sc2/wg2/docs/n4115.pdf http://www.cura.umn.edu/publications/catalog/m1097